SH45&46 - T2 La Casta Tower, Khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, TP Hà Nội

logo
Giải pháp quan trắc mực nước và độ mặn online (Online water level and salinity monitoring solution)

Giải pháp quan trắc mực nước và độ mặn online

để đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn

  Giới thiệu

Những năm gần đây, diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL phức tạp, bất thường, năm sớm năm muộn so với cùng kỳ nhiều năm. Tây Nguyên đã phải đối phó với hạn hán và đặc biệt là tình trạng nước mặn xâm nhập. Tại một số tỉnh ven biển ĐBSCL, nước biển xâm nhập sâu vào các sông ngòi kênh rạch khiến các dòng sông bị nhiễm mặn sớm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và hoạt động nông nghiệp.

Hệ thống quan trắc mực nước và độ mặn để làm rõ thực trạng xâm nhập mặn và những giải pháp bền vững nhằm hạn chế xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL nói riêng và tại các vùng cửa biển nói chung của Việt Nam.

Giải pháp của Fasfartech

Fasfartech cung cấp giải pháp quan trắc mực nước và độ mặn nhằm mục tiêu cung cấp thông tin và dự báo độ mặn kịp thời cũng như các thông tin về chất lượng nước cho các hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản và các cơ quan quản lý để cải thiện sản xuất và đầu tư liên quan đến việc đưa ra quyết định hợp lý trong thời gian ngắn hạn và dài hạn nhằm giảm nhẹ rủi ro, thiệt hại tăng cơ hội đầu tư thích ứng BĐKH.

Trạm quan trắc mực nước và độ mặn

 

Data logger FAS-4.2DA

Giới thiệu chung

Thiết bị Datalogger FAS-4.2DA được phát triển nhằm phục vụ quá trình xử lý, lưu trữ dữ liệu của các hệ thống giám sát môi trường, giám sát an ninh... Datalogger FAS-4.2DA được thiết kế làm bộ datalogger nhánh trong hệ thống quan trắc nước thảikhí thảiquan trắc hồ đập thuỷ điệngiám sát kho lạnhgiám sát nhiệt độ độ ẩm phòng, giám sát phòng máy chủ...

Đáp ứng đúng các thông tư được ban hành của nhà nước: Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tindữ liệu quan trắc chất lượng môi trường Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn cho khả năng làm việc với hiệu suất cao, chính xác và bền bỉ.

Tích hợp các chức năng: SMS/CALL/WEB/LOG/CLOUD và App Android.

Thông số phần cứng của data logger FAS-4.2DA

Chip xử lý SOC 600MHz
RAM 512MB
ROM 8GB (Nâng cấp ROM 16GB)
Kết nối USB USB2.0
Truyền thông Port 8088802125….
Kết nối vật lý USBEthernetInput/Output Digital, …
Kết nối internet RJ45, tốc độ 100Mbps
Nâng cấp Wifi 2.4GHz3G/4G qua USB, HTTP,…
Lối vào cảnh báo DI

Có 4 lối vào cảnh báo cho các đầu báo động dạng đầu ra tiếp điểm như:

  • IN1 kết nối với bộ đo mưa
  • Cảm biến hồng ngoại (phát hiện người đột nhập và di chuyển)
  • Nút nhấn khẩn cấp
  • Báo mất điện và có điện lưới, …
Lối ra điều khiển DO

Có 2 đầu ra điều khiển dạng Colector hở (điều khiển thiết bị công suất lớn cần thêm relay, contactor trung gian)

  • Out 1: Điều khiển mở cửa cống
  • Out 2: Điều khiển đóng cửa cống
Kết nối cảm biến không dây
  • Kết nối được nhiều cảm biến không dây qua mạng Wlan
  • Kết nối qua giao thức Modbus TCP
Kết nối cảm biến có dây

Có thể kết nối được nhiều loại cảm biến có dây khác nhau thông qua giao thức RS485, 4-20mA, 0-10V,…

  • Cảm biến nhiệt độ
  • Cảm biến đo độ mặn
  • Cảm biến đo mực nước
  • Cảm biến vị trí, …
Kích thước 200 x 150 x 56 (mm)

 

Chức năng phần mềm

Hệ điều hành Linux
Phần mềm tích hợp Linux,web, HTMLJavascriptPythonSQL…Web server (giao thức FTP truyền file .txt)
Giao thức mạng WEB, HTTPSMTPFTPModbus TCPSocket TCP
Dung lượng 16GB (cho phép lưu dữ liệu hàng năm), có thể nâng cấp lên 32G
Kết nối dữ liệu 3G/4G của các nhà mạng vinaphone, viettel, mobiphone
Kết nối cảm biến Modbus RTU, 4-20mA, 0-10VDC, …
Giao diện Web HTTP (hiền thị giá trị đo, trạng thái cảm biến, các cảnh báo)
Chức năng lập trình Công thức tính toán hàm bậc 1 bậc 2, tuyến tính hóa
SMSCALL (nháy máy)
  • Cảnh báo và gửi thông tin được cho 5 số điện thoại
  • Cài đặt điều khiển được 1 số chức năng qua tin nhắn SMS
  • Tin nhắn cảnh báo có tên thiết bị, tên của từng cảm biến và thời gian xảy ra báo động.
Email
  • Gửi dữ liệu báo cáo theo chu kỳ cài đặt (hàng ngày, hàng tháng)
  •  Cảnh báo và gửi thông tin được 6 email..
Truyền dữ liệu
  • HTTP, JSON (3G),…
  • Giao thức FTP truyền file “.txt”, “.csv”
Truyền dữ liệu lên cloud server Đăng ký tài khoản cloud theo chu kỳ 1 năm, 2 năm.

Phương thức truyền dữ liệu về Phần mềm quản lý tập trung

Sử dụng mạng 3G/4G theo giao thức HTTP dạng JSON 
Data logger truyền dữ liệu từ trạm đo đến server HTTP. Server nhận sẽ có chương trình hiển thị dữ liệu lên web server, dữ liệu sẽ được hiển thị trên web theo thời gian thực.
Thông tin sẽ được hiển thị trên bản đồ số, có thể xem, quản lý dữ liệu một cách trực quan.
Dưới đây là hình ảnh của một giao diện web mà thiết bị của Fasfartech truyền lên:
Truyền theo phương thức FTP server 
Data logger có phương thức truyền FTP theo đúng định dạng được quy định của các thông tư ban hành của nhà nước.
FTP1 truyền file dữ liệu định dạng .txt cấu trúc dữ liệu bên trong là các dữ liệu đo tại thời điểm đo như sau:
Độ Mầu           47.62   Pt-co   20210730015406        00
DO                5.72     mg/l     20210730015406        00
TEMP DO        29.21   oC       20210730015406        00
PH                 7.19     pH       20210730015406        00
TEMP PH         30.0     oC       20210730015406        00
TSS                19.26   mg/l     20210730015406        00
Bảng mã trạng thái cảm biến

Dữ liệu truyền về Bộ TN&MT, Sở TN&MT được phân cấp thư mục ngày tháng năm đúng theo thông tư mới nhất TT10/2021-BTNMT, hoặc cài đặt để truyền về cùng một thư mục theo thông tư cũ.

Phương thức cài đặt

Cài đặt trực tiếp qua cổng ethernet

Cài đặt trực tiếp bằng việc kết nối máy tính với data logger FAS-4.2DA qua cổng ethernet. Việc kết nối như này chúng ta có thể cấu hình thiết bị:
  •  Cài đặt truyền dữ liệu theo chu kỳ, thời gian cài đặt được từ 1-99 phút.
  • Cấu hình mạng cho thiết bị, cấu hình truyền 3G/4G.
  • Cài đặt kết nối với cảm biến.
  • Cài đặt số điện thoại nhận cảnh báo.
  • Cài đặt email, …
Cài đặt gián tiếp qua mạng internet
Ở phương thức này, bộ FAS-4.2DA phải được kết nối với internet qua mạng dây, mạng cáp quang, IP của data logger cần được mở port. Khi đó ở bất cứ đâu có mạng internet, chúng ta cũng có thể cài đặt cho data logger mà không cần phải đến trực tiếp trạm đo.
Cài đặt gián tiếp qua giao thức HTTP
Có thể cài đặt được thời gian truyền dữ liệu từ web server thông qua giao thức HTTP dạng JSON. Bộ data logger kết nối internet bằng sim điện thoại, sử dụng mạng 3G/4G của nhà mạng. FAS-4.2DA có thể dùng được với cả 3 nhà mạng phổ biến ở Việt Nam là viettel, vinaphone, mobiphone.
Ở cách này, chúng ta có thể cài đặt được cho data logger từ xa qua giao thức HTTP. Chúng ta có thể cài đặt được thời gian truyền dữ liệu của bộ FAS-4.2DA, tần suất truyền và chế độ truyền lên FTP server.

Kiểm soát điều khiển cửa cống

Tại mỗi cửa cống sẽ được lắp 1 bộ FAS-4.2DA, bộ data logger này cũng đồng thời có khả năng điều khiển việc đóng, mở của các cửa cống mà không cần hệ thống PLC. Để bộ FAS-4.2DA điều khiển được cửa cống, chúng tôi sẽ lắp thêm một hộp điều khiển kiểu điện từ gồm relay và contactor để tắt bật động cơ đóng mở cửa cống. Có 3 phương pháp để điều khiển cửa cống như sau:

  • Phương pháp thứ nhất là thiết bị trung tâm từ nhà điều hành sẽ gửi tin nhắn SMS, nháy máy đến người giám sát tại các cửa cống, để họ có thể đóng mở cửa cống kịp thời.
  • Phương pháp thứ hai là tại các cửa cống sẽ được lắp đặt bộ điều khiển FAS-4.2DA, từ nhà điều hành, người quản lý sẽ ra lệnh điều khiển cho bộ FAS-4.2DA lắp ở cửa cống. Bộ điều khiển sẽ nhận lệnh và điều khiển việc đóng mở cửa cống thông qua hệ thống điều khiển điện từ.
  • Phương pháp thứ ba là hệ thống của Fasfartech sẽ tự động điều khiển để đóng mở cửa cống thông qua việc phân tích dữ liệu từ thiết bị giám sát, và thiết bị giám sát ở cửa cống sẽ ra lệnh điều khiển sự đóng mở của cửa cống.

Dịch vụ dữ liệu 3G/4G

Thiết bị của Fasfartech sử dụng được với sim 3G/4G của cả 3 nhà mạng phổ biến ở nước ta là viettel, vinaphone, mobiphone. Sim được lắp vào usb3G và kết nối với data logger để làm nhiệm vụ truyền dữ liệu, nhắn tin SMS và gọi điện.

Tuỳ thuộc vào tần suất cài đặt truyền dữ liệu của data logger lên server mà dung lượng data tổng trong 1 tháng của sim cũng thay đổi theo từng trạm. Với mỗi file truyền lên FTP server, file .txt có dung lượng khoảng 1k byte, file .csv có dung lượng khoảng 3k byte, thì dung lượng data mà thiết bị truyền lên FTP cần trong 1 tháng rất thấp.

Hiện nay các nhà mạng đã cung cấp những gói cước di động linh hoạt cho từng mục đích sử dụng của người dùng, do vậy chúng ta có thể đăng ký các gói cước với dung lượng data thấp cho các sim lắp trong thiết bị để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được việc truyền dữ liệu ổn định.

Cảm biến mực nước

Một số loại cảm biến mực nước hiện đã có trên thị trường. Các cảm biến thường được chia thành hai loại chính được gọi là loại tiếp xúc và loại không tiếp xúc. Loại tiếp xúc là loại cảm biến đặt chìm trực tiếp trong nước để đo trong khi loại không tiếp xúc là loại cảm biến không chìm trong nước (cảm biến rada, cảm biến siêu âm).

Cả 2 loại cảm biến này đều có ưu nhược điểm riêng như bảng dưới đây:

 

Cảm biến không tiếp xúc

Cảm biến tiếp xúc

Cảm biến

Cảm biến sử dụng sóng rađa, cảm biến dùng sóng siêu âm, …

Cảm biến áp suất thuỷ, cảm biến dạng phao, kiểu điện trở, …

Ưu điểm

-  Không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, áp suất môi trường.

-  Thường tích hợp màn hình hiển thị giá trị đo.

-  Không bị ăn mòn bởi chất lỏng cần đo. Do vậy có thể dùng để đo dung dịch axit, …

-  Giá thành hợp lý

-  Sai số thấp

-  Không bị ảnh hưởng bởi các vật trôi nổi trên bề mặt chất lỏng.

Nhược điểm

-  Giá thành cao

-  Phép đo bị ảnh hưởng bởi các vật trôi nổi trên bề mặt chất lỏng.

-  Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ chất lỏng.

-  Cảm biến tiếp xúc với chất lỏng nên phải làm bằng vật liệu chống ăn mòn.

 

Với yêu cầu đo mức nước có tính chất là nước lợ trên các sông, chúng ta nên dùng loại cảm biến tiếp xúc bởi các ưu điểm của nó.Cảm biến mực nước loại áp suất được trang bị bộ dao động thạch anh hoặc bộ phận bán dẫn/màng ngăn chuyển đổi áp suất thành điện áp hoặc dòng điện. Cảm biến dao động thạch anh có độ chính xác cao được sử dụng để đo hồ chứa nước. Cảm biến áp suất cần bù khí áp nên phải cung cấp một ống cho lỗ thông khí.

Đầu cảm biến được bảo vệ trong một ống chắc chắn lỗ để lưu thông nước. Vật liệu thân cảm biến loại Titanium hoặc vật liệu không gỉ khả năng chống ăn mòn cao khi lắp đặt trong môi trường nước mặn.

Thông số kỹ thuật mẫu của cảm biến mực nước loại tiếp xúc:

 

Mục

 

 Loại thạch anh

Loại áp suất

Sản phẩm A

Sản phẩm B

Phương pháp đo lường

Phát hiện áp suất nước

Loại dao động thạch anh

Phát hiện áp suất nước Loại bán dẫn

Phát hiện áp suất nước Loại màng ngăn

 

Độ chính xác, tính ổn định

0,01 / 0,02 / 0,05% FS * 1

Ổn định: lên đến 1mm trong phạm vi 10m

0,1% FS * 1

Ít di chuyển (sai số tối đa 1cm trong phạm vi 10m)

 0,1% / 0,3% FS * 1

trôi dạt thường xuyên (sai số tối đa 3cm trong phạm vi 10m)

Phạm vi đo lường tối đa

Có thể lựa chọn 10m, 20m, 30m, 50m, 70m

Có thể lựa chọn 10m, 20m

10 / 20m thể lựa chọn

Tuổi thọ vọng

15 năm

10 năm

3 đến 5 năm

Lắp đặt

Trong đường ống bảo vệ trên bờ hoặc cọc

Trong đường ống bảo vệ trên bờ hoặc cọc

Trong đường ống bảo vệ trên bờ hoặc cọc

Nguồn cung cấp

Năng lượng mặt trời hoặc điện thương mại

Năng lượng mặt trời hoặc điện thương mại

Năng lượng mặt trời hoặc điện thương mại

 

Bảo trì

Kiểm tra dữ liệu nguồn điện.

Làm sạch

Hiệu chuẩn dữ liệu (nếu cần)

Kiểm tra dữ liệu nguồn điện.

Làm sạch

Hiệu chuẩn dữ liệu (thường xuyên)

Kiểm tra dữ liệu nguồn điện.

Làm sạch

 

 

Đặc trưng

Độ chính xác cao và ổn định

Chống sét lan truyền bằng bộ chống sét

Độ tin cậy cao, hoạt động lâu dài trên sông và hồ chứa

 Chi phí hợp lý

Chống sét lan truyền bằng bộ chống sét

Nhiều bản ghi cài đặt

 

 

Chi phí thấp

 

Nhược điểm

 

 

 

 

   Độ chính xác trôi do biến dạng của màng silicon

   Độ bền yếu

Mục tiêu phù hợp

Hồ chứa, đập thủy điện

Sông kênh

Sông (hoạt động tạm thời)

 

Thông số cảm biến loại áp suất sử dụng cho các trạm đo:

·         Cảm biến bán dẫn áp suất với đầu nối kín nước, cấp nước biển.

·         Phạm vi đo đạc từ 0 đến 10m

·         Độ chính xác đo đạc tối đa 0.1% (F.S.)

·         Độ phân giải: ≤0.05 m - 0.1 m

·         Tín hiệu đầu ra 4-20mA, RS485

·         Điện áp nguồn 12VDC

·         Vật liệu: Thép không gỉ hoặc Titanium (thân) kháng nước mặn và chống ăn mòn

·         Khả năng chống nước tiêu chuẩn IP68

·         Cáp chuyên dụng xấp xỉ 30m trở lên

Cảm biến đo độ mặn     

Cảm biến xác định độ mặn bằng cách đo độ dẫn điện. Một điện áp được đặt vào giữa các điện cực được bọc trong đầu dò cảm biến và dòng điện đo được tỷ lệ thuận với độ dẫn của dung dịch muối. Dòng điện qua dung dịch do sự chuyển động của các ion, do đó, nồng độ các ion trong dung dịch càng cao thì độ dẫn điện của càng cao. Cảm biến cũng có một cơ chế tính toán tích hợp để bù đắp cho sự thay đổi độ dẫn điện do dao động nhiệt độ.

Độ dẫn điện thường được phân loại thành ba loại như thể hiện trong bảng dưới đây:

Hạng mục

Loại dẫn nhiệt

Loại

Thấp

Trung bình

Cao

Độ dẫn nhiệt

5u S/m đến 1 S/m

100u S/m đến 10 S/m

1m S/m đến 10 S/m

 

Hiện nay có một số loại cảm biến đo độ mặn, áp dụng các công nghệ đo độ mặn trong nước chính xác như đo bằng phương pháp điện cực (2-4-7 điện cực), phương pháp đo bằng cuộn cảm. Đối với nước mặt, để kết quả đo chính xác, thường sử dụng cảm biến 4 điện cực để giảm thiểu sai số do phân cực, nhiễm bẩn bề mặt điện cực hoặc điện trở dây dẫn; hoặc sử dụng cảm biến với 7 điện cực giúp loại bỏ dòng điện rò rỉ chạy bên ngoài vỏ thiết bị gây ra lỗi.

Bảng các loại cảm biến tính năng của cảm biến độ mặn

Loại

Loại và đặc điểm

Ứng dụng

2 điện cực

Kháng bụi bẩn, bùn đất

Độ chính xác thấp và phù hợp với độ dẫn điện thấp và trung bình

Đa dụng, chi phí thấp

4-7 điện cực

Kháng bụi bẩn, bùn đất

Độ chính xác cao và phù hợp với độ dẫn điện thấp và trung bình

Dùng trong công nghiệp

Cảm ứng từ

Áp dụng cho phép đo độ dẫn điện cao

Độ nhạy thấp với độ dẫn điện trung bình và thấp

Dùng trong công nghiệp

 

Cảm biến đo độ mặn sử dụng cho giải pháp này đáp ứng các yêu cầu sau:

·         Nhiều hơn 4 cảm biến điện cực hoặc cảm ứng điện từ

·         Phạm vi đo đạc: 100u S/m to 10 S/m

·         Độ phân giải: 0.001 mS / cm

·         Phạm vi nhiệt độ vận hành: 0 ° C ÷ +40 ° C

·         Điện áp vận hành: 12 VDC

·         Tín hiệu đầu ra: 4-20mA, RS-485

·         Vật liệu: Thép không gỉ hoặc Titan chống nước mặn ăn mòn.

·         Mức độ bảo vệ vỏ bọc: IP 68

Các thiết bị phụ trợ

Tấm pin năng lượng mặt trời

Đối với các trạm không sẵn điện lưới, chúng ta lắp các tấm pin năng lượng mặt trời cho trạm. Đảm bảo cho thiết bị hoạt động ổn định ngay cả khi trời không có nắng. Tấm pin mặt trời có đặc điểm sau:

·         Mô đun quang điện là loại module tinh thể silicon

·         Nguồn đầu ra: Nhà thầu đề xuất đối với việc 3 ngày không có ánh nắng mặt trời.

·         Hiệu suất mô đun: Không ít hơn 17.0%

·         Nhiệt độ vận hành : - 40 đến 90℃

Dung lượng tấm pin lưu trữ được tính theo phương trình sau đây:

Trong đó:

Pb:       Dung lượng tấm pin (AH)

Iav:      Dòng điện trung bình của thiết bị gồm data logger FAS-4.2DA, màn hình, usb 3G, usb chuyển đổi RS485 là khoảng 0.5A

D:        Những ngày liên tục không có nắng 4 ngày

Fm:      Yếu tố bảo trì 0.7 (phụ trợ)

 

Thay vào được:

 

 

Công suất tấm pin thích hợp sẽ là 100AH, 6 volt, bằng 2 psc trong chuỗi mắc nối tiếp đến đầu ra điện áp đầu cuối 12VDC.

Bộ điều khiển sạc

Hiện nay trên thị trường có 2 loại mạch điều khiển sạc pin năng lượng mặt trời là MPPT và PMW, chúng ta sẽ phân tích đặc điểm của 2 loại sạc này.

Bộ điều khiển sạc PMW

Bộ điều khiển PWM là một công tắc kết nối một mảng năng lượng mặt trời với pin. Nó thường dẫn đến sản lượng điện thấp khi nhiệt độ bên ngoài rất cao hoặc thấp. Nó cũng buộc điện áp đầu ra của một mảng pin phải giảm xuống so với pin. Nếu các tấm pin năng lượng mặt trời phải thường xuyên tiếp xúc với thời tiết mưa hoặc lạnh, thì xếp hạng điện áp đầu vào của bộ điều khiển PWM sẽ bị kéo xuống khi nhiệt độ giảm. Và ở nhiệt độ rất cao, đầu vào điện áp có thể giảm xuống dưới điểm cần thiết để sạc đầy pin.

Khi tăng số lượng các tấm pin mặt trời, sẽ cần nhiều dây lớn hơn để bù cho kích thước của khu vực. Điều này sẽ rất tốn kém, mặc dù bản thân bộ điều khiển thực tế là lựa chọn rẻ nhất trên thị trường.

Ưu điểm: Giá thành thấp      

Nhược điểm: Hiệu suất sạc kém

Bộ điều khiển sạc MPPT

Bộ điều khiển MPPT có khả năng xử lý thời tiết khắc nghiệt vì chúng sẽ bảo toàn đầu ra của pin và bù cho công suất thấp. Nó cũng sẽ chuyển đổi điện áp cho các nguồn đầu vào và đầu ra, nên mất rất ít năng lượng. Tùy thuộc vào từng loại, bộ điều khiển sẽ có thể xử lý một dải năng lượng mặt trời lên tới 150VDC. Với bộ điều khiển sạc MPPT mức tăng năng lượng sẽ được tăng từ 10 – 15% vào mùa hè và tăng 20-45% vào mùa đông.

Ưu điểm: Hiệu suất sạc cao

Nhược điểm: Giá thành cao

Sự khác biệt chính giữa hai loại là bộ điều khiển MPPT cho phép công suất cao hơn tới 30% so với bộ điều khiển PWM và có thể được sử dụng cho điện áp cao hơn. Mặc dù các bộ điều khiển MPPT có hiệu suất năng lượng cao hơn (lên tới 98%), nhưng chúng đắt hơn so với các bộ điều khiển PWM.

Với điều kiện khí hậu ở nước ta, chúng tôi chọn sử dụng bộ điều khiển sạc loại MPPT:

·         Loại sử dụng ngoài trời

·         Điện áp hệ thống DC 12V định mức

·         Nhiệt độ 0 đến +50℃ hoặc nhiều hơn

·         Bảo vệ quá tải, bảo vệ ngắt nguồn, bảo vệ quá dòng

·         Cảnh báo lỗi thiết bị: thiết bị bảo vệ đột biến điện

Ắc quy dự trữ điện

Hiện nay trên thị trường có 2 loại ắc quy cơ bản là ắc quy khô và ắc quy nước. Dòng ắc quy khô là dòng ắc quy tiên tiến hơn phát triển sau dòng ắc quy nước.

Bảng so sánh giữa ắc quy nước và ắc quy khô:

 

Ắc quy nước

Ắc quy khô

Giá thành

Giá thành phải chăng

Đắt hơn ắc quy nước

Mức phóng điện

Tương đương ắc quy khô, khó hồi phục điện áp khi phát với dòng lớn.

-    Sau lúc phát dòng điện lớn thì ắc quy khô thường phục hồi điện áp  khá tốt.

-    Khả năng nạp xả nhanh, hồi dòng điện cao nên ít bị tụt áp.

Dòng điện nạp

-    Khi nạp thường phát sinh ra khí cháy có mùi khó chịu

-    Dòng điện nạp lớn nhất chỉ nên bằng 0,1 lần trị số dung lượng ắc quy

-    Khi nạp không sinh ra khí, nên không có mùi khó chịu

-    Dòng nạp có thể lên đến 0,25 lần trị số dung lượng ắc quy

Chế độ bảo dưỡng

-    Phải đổ thêm nước cất vào bình

-    Thỉnh thoảng phải đổ thêm axít cho bình

-    Không phải đổ thêm dung dịch vào ắc quy

Tuổi thọ

Thấp hơn ắc quy khô

-    Cao hơn ắc quy nước

-    Để lâu không sợ hết điện

Từ bảng phân tích trên, chúng tôi sử dụng loại ắc quy khô cho trạm đo mực nước và độ mặn với thông số được tính theo công thức sau:

AH = (T * W)/(V * pf)

Với:

  • Tổng Công suất tiêu thụ trong hệ thống (W)
  • Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy (V)
  • Dung lượng của bình ắc quy (AH)
  • Thời gian cần có điện của hệ thống (T)
  • Hệ số năng suất của bộ kích điện (pf): thường là 0.7 hoặc 0.8

 

-    Ở đây chúng ta lấy thời gian duy trì ắc quy là 3 ngày, vậy T=3*24=72 (giờ)

-    Dòng điện tiêu thụ của các thiết bị điện trong tủ khoảng 0.5A, với điện áp định mức 12VDC. Do vậy công suất tiêu thụ của tủ thiết bị là:

W = 0.5 * 12 = 6 (W)

-    Chọn hệ số năng suất của bộ kích điện là 0.8

-    Thay vào công thức trên được:

AH = (72 * 6) / (12 * 0.8) = 45 (Ah)

Vậy ắc quy mà chúng tôi sử dụng cho giải pháp này sẽ có thông số như sau:

·         Điện áp định mức: 12VDC

·         Dung lượng: Từ 45Ah trở lên

·         Vỏ nhựa ABS chống nước, chống rò rỉ điện dịch

Thiết bị chống sét

Hệ thống nối đất đơn điểm phải được sử dụng sao cho tất cả các thiết bị được kết nối tại một điểm nối đất duy nhất và các kết nối được duy trì ở cùng một điện thế. Trạm được trang bị bộ chống sét lan truyền hoặc các thiết bị khác để bảo vệ thiết bị khỏi sự ảnh hưởng của tia sét.

Tủ điện

Tủ thiết bị được thiết kế ngoài trời chống nước, có khe thoáng khí.

- Vật liệu là thép sơn tĩnh điện chống gỉ.

- Đảm bảo độ dày của lớp vỏ tủ đủ lớn để tủ có độ bền cao.

 Phần mềm quản lý tập trung

Giới thiệu chung

Với mô hình quản lý tập trung sẽ đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa và xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu đồng bộ. Phần mềm quản lý của Fasfartech chúng tôi sẽ tập trung dữ liệu của tất cả các trạm đo, phân tích, sắp xếp, xử lý dữ liệu tạo thành một mô hình tổng thể. Giúp việc quản lý dữ liệu được chính xác, phân tích mực nước và độ mặn trung bình hàng tháng, hàng năm.

Chi tiết các chức năng phần mềm

Phân quyền truy cập

Phần mềm quản lý tập trung sẽ phân quyền truy cập với 2 mức độ khác nhau theo bảng dưới đây:

·         Administrator: Có toàn quyền cài đặt

·         Observer: Giới hạn quyền

Nhóm giới hạn quyền sẽ chỉ được quản lý một số danh mục nhất định mà nhóm admin cài đặt.

Cài đặt trên phần mềm

Cài đặt data logger

Cài đặt thời gian truyền

Cấu hình đồng bộ dữ liệu

Cấu hình đọc dữ liệu

Cấu hình cảnh báo

Cấu hình thông số

Thêm mới trạm quan trắc

Sơ đồ tổ chức của mỗi trạm quan trắc và của một khu vực

 

 

Giám sát các trạm quan trắc

Theo dõi online

Trên bản đồ sẽ hiển thị vị trí của từng trạm quan trắc. Khi trạm nào truyền dữ liệu lên, vị trí của trạm đó sẽ có màu xanh, trạm nào không truyền sẽ có màu đỏ, giúp người quản lý nắm bắt tình hình truyền dữ liệu của các trạm được dễ dàng, nhanh chóng.

Khai thác số liệu

 

Trên phần mềm sẽ hiển thị dữ liệu của các trạm bằng biểu đồ, cũng có thể chọn để hiển thị dữ liệu của 1 trạm đo.

Tại giao diện web này chọn được số liệu quan trắc trung bình trong ngày.

Thống kê báo cáo

 

Dữ liệu của các trạm sẽ được hiển thị theo dạng bảng, ở đây có thể tải file báo cáo về máy tính để lưu trữ hoặc báo cáo thông số của các trạm đo trong một ngày nhất định.

Nhập thủ công

 

Ngoài ra trên phần mềm còn cho chúng ta nhập số liệu kiểu thủ công cho từng thông số của trạm quan trắc. Có thể cài đặt được tần suất nhập số liệu, cấu hình thông số và tải file dạng excel về máy tính.

Phương thức kết nối với Data logger

 

Tại các trạm đo, data logger FAS-4.2DA sẽ truyền dữ liệu lên cơ sở dữ liệu đám mây thông qua mạng 3G/4G. Phần mềm quản lý tập trung sẽ thu thập dữ liệu của các trạm thông qua mạng internet, và quản lý dữ liệu của rất nhiều trạm data logger.

Ở mọi nơi có internet các máy tính được phân quyền đều có thể truy cập và theo dõi dữ liệu của các trạm đo. Khi có bất thường về mực nước và độ mặn, người quản lý có thể ra lệnh điều khiển cho các trạm ngay từ trên phần mềm.

Phần mềm quản lý tập trung sẽ giúp cho việc quản lý số liệu của các trạm được nhanh chóng, ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào, không bị ràng buộc về mặt địa lý và thời gian.

Lưu trữ dữ liệu và máy chủ

Hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu của các tất cả các trạm đo. Dữ liệu được lưu trữ tập trung nên dễ bảo mật, backup, đồng bộ dữ liệu. Tài nguyên và dịch vụ được tập trung nên dễ quản lí và chia sẻ, có thể phục vụ cho nhiều người dùng.

Phần mềm máy tính hiển thị dữ liệu, cung cấp dữ liệu cho người dùng được ủy quyền trên web và thực hiện các chức năng điều khiển và quản lý cho tất cả các cửa cống từ xa. Máy chủ sẽ tự động tạo cơ sở dữ liệu thủy văn phân cấp thực hiện các chức năng thủy văn cơ bản, với giao diện người dùng đồ họa cho phép xem, chỉnh sửa và thao tác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Điều này bao gồm các hàm toán học điển hình cho thủy văn như tích lũy, chênh lệch liên tiếp, đạo hàm thời gian, ước tính các giá trị còn thiếu, đường trung bình động, sơ đồ định tuyến, v.v.

Theo dõi thông số, hiện trạng các trạm đo:

Tải biểu đồ dữ liệu qua phần mềm: