Quy định về việc cắt sóng 2G
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 43/2020/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất - Phần truy nhập vô tuyến (QCVN 117:2020/BTTTT) từ ngày 01/7/2021, máy điện thoại di động và thiết bị đầu cuối di động mặt đất phải sử dụng công nghệ E-UTRA (công nghệ 4G), đồng nghĩa với việc các sản phẩm thiết bị điện thoại di động nếu đơn thuần chỉ có tính năng 2G, 3G, hoặc kết hợp cả 2G và 3G thì đều không được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
Hiện nay, các nhà mạng tại Việt Nam đang sử dụng bốn công nghệ mạng di động mặt đất, bao gồm mạng 2G (GSM) triển khai từ năm 1990, mạng 3G (IMT 2000) triển khai từ năm 2009, mạng 4G (LTE-A) triển khai từ năm 2016 và mạng 5G.
Mạng 2G đã là công nghệ cũ nên sẽ sớm được loại bỏ. Cuối 2020, MobiFone đã thử nghiệm tắt sóng 2G ở một số khu vực thuộc TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà mạng Viettel thử nghiệm tắt sóng 2G/3G ở một số khu vực thuộc TP.HCM, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bình Dương, Quảng Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Ninh Bình, Huế.
Việt Nam có thể ngừng hỗ trợ sóng 2G vào năm 2023. Bên cạnh đó, Cục Tần số cũng khẳng định không cấp lại tần số cho 2G khi giấy phép của các nhà mạng hết hạn vào năm 2024.
Sự ảnh hưởng đến các thiết bị hiện đang sử dụng sóng 2G
Ở Việt Nam hiện nay theo thống kê của Cục viễn thông - Bộ thông tin và truyền thông (https://vnta.gov.vn/thongke/Trang/test.aspx#), tính đến tháng 7 năm 2022 vẫn còn khoảng 43,8 triệu số thuê bao di động đang hoạt động sử dụng sóng 2G. Vậy sau khi sóng 2G chính thức bị tắt sẽ ảnh hưởng đến những thiết bị sử dụng nền tảng mạng này, cụ thể như:
- Tất cả các điện thoại công nghệ 2G sẽ không thể liên lạc nhắn tin (SMS), gọi điện (CALL) được nữa.
- Tất cả các thiết bị sử dụng module sim 2G đều sẽ không thể sử dụng tiếp tính năng truyền dữ liệu, định vị,...được như trước nữa.
Đối với ngành quan trắc môi trường tự động nói riêng sẽ có những ảnh hưởng như:
- Những thiết bị quan trắc môi trường online có chức năng nhắn tin SMS, gọi điện cảnh báo sử dụng sóng 2G sẽ không thể hoạt động được chức năng đó nữa, do vậy cần phải nâng cấp hoặc thay thế phần cứng của thiết bị để thiết bị có thể hoạt động tiếp tục.
- Làm vô hiệu hóa những thiết bị quan trắc sử dụng GPS - Định vị toàn cầu cũ sử dụng sóng 2G như thiết bị quan trắc nhiệt độ, độ ẩm, định vị trên xe lạnh.
- Các thiết bị quan trắc dùng pin truyền dữ liệu qua GSM, GPRS.
- Các thiết bị quan trắc truyền dữ liệu sản xuất từ trước năm 2020.
Kết luận
Sau khi chính thức tắt hoàn toàn sóng 2G ở Việt Nam, các thiết bị quan trắc môi trường sử dụng công nghệ truyền dữ liệu cũ sẽ không thể hoạt động ổn định và đầy đủ tính năng được như trước nữa. Do vậy cần phải thay thế hoặc nâng cấp phần cứng cho thiết bị để truyền dữ liệu bằng sóng 3G/4G…
Hiện nay toàn bộ các thiết bị của Fasfartech đều đã đáp ứng được việc truyền dữ liệu bằng sóng 3G trở lên. Do vậy khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty chúng tôi hoàn toàn yên tâm sẽ không bị gián đoạn việc truyền dữ liệu khi các nhà mạng tắt sóng 2G.