SH45&46 - T2 La Casta Tower, Khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, TP Hà Nội

logo
Micro:bit full stack offline

    Ưu đãi 20% học phí cho phụ huynh/học sinh đăng ký học trong Hè 2024

    Học phí còn: 216.000 VNĐ/buổi (Học phí cũ: 270.000 VNĐ/buổi)

    Học phí cả khóa full stack còn: 4.320.000 VNĐ (Học phí cũ 5.400.000 VNĐ)

    Được học 2 buổi miễn phí trị giá 432.000 VNĐ

 

    Khóa khởi động - Lập trình Micro:bit cơ bản

    Khóa học lập trình Micro:bit cơ bản với ngôn ngữ lập trình dạng kéo thả trực quan, sinh động. Giúp các em tiếp cận với lập trình một cách đơn giản và hứng thú nhất.

   Các em được học lập trình trên trang web: makecode.microbit.org

     

  1. Khóa học khởi động -  Lập trình cơ bản với bo mạch Microbit:

Mục tiêu của khóa học:

     Học viên làm quen với môi trường lập trình và ngôn ngữ lập trình dạng kéo thả.

     Lập trình thực hiện các ứng dụng sáng tạo trên bo mạch Microbit:

     Giúp tăng khả năng tư duy, sáng tạo.

     Khám phá và nuôi dưỡng đam mê.

     Định hướng cho trẻ sớm tiếp cận với công nghệ và lập trình theo hướng chủ động.

            Nội dung chi tiết:

 

Bài học

Nội dung

Kết quả

Bài 1

Thiết kế thiệp điện tử

 

 

       Giới thiệu về Microbit

       Làm quen với giao diện lập trình makecode

       Bắt đầu với khối lệnh on startforever

       Các khối lệnh hiển thị và điều khiển đèn LED: show leds/show icon/show string

-      HS hiểu được cấu tạo, ứng dụng của micro:bit

-      HS biết cách truy cập web để lập trình cho micro:bit

-      HS phân biệt được sự khác nhau giữa khối lệnh on startforever

-      HS sử dụng được các khối lệnh hiển thị  điều khiển đèn Led qua đó lập trình được dự án đơn giản theo chủ đề.

 

Dự án 1:Trái tim nhấp nháy(Flashing Heart)

Lập trình tạo hình trái tim với hiệu ứng nhấp nháy và hiển thị dòng chữ

-      HS hiểu được nguyên lý tạo hiệu ứng nhấp nháy trên Led

-      HS biết cách sử dụng icons có sẵn kết hợp với khối lệnh show string để tạo hình trái tim nhấp nháy có hiển thị chữ

 

Dự án 2:  Hiệu ứng pháo hoa

Kết hợp khối lệnh show leds và khối lệnh pause tạo hiệu ứng pháo hoa

Sáng tạo ra các hiệu ứng khác cùng khối lệnh show icon

-        - HS biết cách hình vẽ mới với khối lệnh show leds

-        - HS biết cách kết hợp các khối lệnh được học để sáng tạo các hiệu ứng chuyển động khác.

 

Dự án 3:  Tấm thiệp yêu thương(E-card)

HS sử dụng các khối lệnh và kiến thức đã học tự thiết kế thiệp điện tử với hình tự vẽ trên LED, kèm hiển thị chữ, thời gian chờ theo 1 chủ đề nhất định.

-        HS biết cách sử dụng các khối lệnh trong nhóm lệnh Basic để tạo một tấm thiệp với thông điệp dành cho những người thân yêu của mình.

-        HS trình bày về dự án đã hoàn thành của mình

Bài 2

Tương tác với Microbit

 

 

     Giới thiệu nút bấm trên Microbit:

     Các sự kiện và lập trình tương tác với sự kiện

     Các khối lệnh on button/ on shake/on logo pressed

-        HS nhận biết được vị trí của nút bấm trên micro:bit

-        HS lập trình tương tác được với Microbit: qua hành vi

 

 

 

Dự án 1: Nút nhấn mặt cười

-      Thiết kế hệ thống nút bấm hiển thị cảm xúc trên Microbit

-      Bấm nút A hiện hình mặt cười

-      Bấm nút B thể hiện mặt buồn

-        HS hiểu và sử dụng được khối lệnh on button

-        Biết cách sử dụng nút bấm A, B và nút bấm A+B

 

Dự án 2: Máy đo năng lượng

-      Sử dụng khối lệnh chân PIN

-      Đo và hiển thị năng lượng khi bấm vào các chân pin

-        HS hiểu các trường hợp sử dụng của các chân PIN trên Microbit:

-        Biết cách sử dụng khối lệnh on pin trong các trường hợp khác nhau

 

Dự án 3: Xúc xắc hiển thị số ngẫu nhiên

-        Lắc Microbit hiển thị số ngẫu nhiên từ 1- 6

-        HS hiểu khối lệnh pick random

-        Sử dụng được pick random vào các trường hợp cụ thể

Bài 3

Chơi nhạc cùng Microbit:

 

 

     Vị trí, vai trò của loa trên micro: bit

     Nguyên lý phát âm thanh trên micro: bit

     Các khối lệnh làm việc với âm thanh

-        HS hiểu được nguyên lý của việc thu/phát âm thanh trên Microbit:

-        Sử dụng được khối lệnh phát ra âm thanh ghi sẵn

-        Sử dụng được khối lệnh sáng tạo âm thanh

 

Dự án 1: Thiệp chúc mừng sinh nhật phát nhạc

-        Thiết kế thiệp chúc mừng sinh nhật với các sáng tạo cùng bản nhạc Happy birthday

-        HS kết hợp các khối lệnh ở bài 1 và các khối lệnh tạo âm thanh để tạo thiệp điện tử có âm thanh theo yêu cầu

 

Dự án 2: Nhà sáng tác nhạc

-        Sáng tác nhạc theo ý thích sử dụng các hướng dẫn sáng tác có sẵn

-        Lập trình tiếng chim hót

-        HS hiểu nguyên tắc tạo âm thanh và tự sáng tác được giai điệu riêng

 

 

Dự án 3: Ứng dụng hẹn giờ bật nhạc

-        Lập trình 1 đồng hồ đếm ngược hẹn giờ phát bản nhạc yêu thích

-      HS kết hợp kiến thức ở bài 2 tạo ra một ứng dụng hẹn giờ phát nhạc.

Bài 4

Cùng Microbit: chơi Bao - búa - kéo

 

 

     Cấu trúc lập trình điều kiện if……else…….

     Cách tạo và sử dụng biến số trong bài toán lập trình

-      HS hiểu cấu trúc điều kiện

-      HS hiểu khái niệm biến số

-      Sử dụng được cấu trúc điều kiện và biến số và các khối lệnh đã học để giải quyết bài toán với nhiều yêu cầu theo điều kiện.

 

Dự  án 1: Trò chơi Oẳn tù tì

-           Lập trình hiển thị icon bao - búa - kéo tương ứng với các số ngẫu nhiên từ 1- 3

-      HS kết hợp kiến thức bài số 2 với cấu trúc điều kiện để lập trình.

 

Dự án 2: Lập trình xúc xắc điện tử hiển thị các dấu chấm từ 1 đến 6 theo xúc xắc thực tế

-         HS kết hợp kiến thức bài số 2 với cấu trúc điều kiện để lập trình.

 

Dự án 3: Lập trình hiển thị đồng hồ hiển thị thời gian giờ: phút: giây

-         HS kết hợp kiến thức bài số 2 với cấu trúc điều kiện để lập trình.

Bài 5

Trình diễn dự án cuối khóa

 

 

       Học sinh chọn 1 trong 2 dự án để thực hiện và thuyết trình dự án của mình

       Trong dự án sử dụng phối hợp các khối lệnh đã học để thực hiện theo yêu cầu

       Học sinh sáng tạo thêm theo ý tưởng cá nhân

-      HS sử dụng được các khối lệnh đã học để lập trình ứng dụng theo yêu cầu

-      HS biết sử dụng các khối lệnh và sáng tạo thêm các hiệu ứng cá nhân.

-      HS biết cách trình bày dự án của mình.

(HS chọn 1 trong 2 dự án để thực hiện và trình bày trước lớp)

 

Dự án 1: Nuôi thú cưng

-           Lập trình một con thú cưng trên Microbit:

-           Kiểm tra cảm xúc của thú cưng và điều khiển cảm xúc

-           Xây dựng các tương tác và đối thoại với thú cưng

 

 

Dự án 2: Thiệp điện tử đa năng

-           HS lập trình một tấm thiệp điện tử đa năng sử dụng cho 2 sự kiện trở lên

-           Thiệp có sử dụng các hiệu ứng đã học ở bài 1/2/3

-           Sáng tạo các hiệu ứng cá nhân

 

 

 

    Khóa phát triển - Lập trình nâng cao với Robot Micro:bit

    Sau khi các em học xong khóa lập trình Micro:bit cơ bản, các em sẽ học khóa tiếp theo này.

   Ở khóa nâng cao này, các em sẽ được học với Robot Tiny:bit - 1 chú Robot nhỏ gọn và thân thiện. 

        

  1. Khóa học phát triển - Lập trình nâng cao với Robot Microbit:

            Mục tiêu khóa học

    Cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về lập trình Micro:bit.

    Lập trình điều khiển robot Tiny:bit

    Sáng tạo các dự án STEM mang tính ứng dụng trong học tập và giải trí sử dụng robot Tiny:bit.

    Truyền cảm hứng, kích thích khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của trẻ.

    Định hướng cho các em tiếp cận với khoa học, công nghệ bắt kịp sự phát triển chung

Nội dung chi tiết

 

STT

Nội dung

Kết quả

Bài 1

Làm quen với Robot Tiny:bit

 

 

-      Giới thiệu Robot Tiny bit và các thành phần

-      Hướng dẫn lắp ráp Robot Tiny:bit

-      Kết nối Robot Tiny:bit với máy tính

-      Chạy thử chương trình đầu tiên với Tiny:bit

-      HS lắp ráp được Robot

-      HS biết cách kết nối Robot với máy tính

-      HS kết nối và điều khiển được Robot qua máy tính

Bài 2

Dàn đèn sắc màu

 

 

-      Giới thiệu hệ màu RGB

-      Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đèn Led trên Robot

-      Các khối lệnh làm việc với màu sắc

-      Lập trình chiếu sáng, thay đổi độ sáng, màu sắc đèn Led và màu sắc theo hệ màu RGB

-      Lập trình điều khiển cả 2 đèn hệ thống đèn trên Robot

-      HS biết hệ màu và các màu sắc trong hệ màu RGB

-      HS hiểu được nguyên lý phát ra ánh sáng của đèn LED

-      HS  sử dụng được khối lệnh điều khiển đèn Led, lập trình điều khiển đèn Led theo yêu cầu từ  đơn giản đến phức tạp

Bài 3

Nhảy múa cùng Robot

 

 

-      Cơ chế và thiết bị phát âm trên Robot Tiny:bit

-      Khối lệnh làm việc với âm thanh

-      Lập trình Robot Tiny bit phát nhạc

-      Lập trình đèn điều khiển Robot bằng giọng nói

 

-      HS biết nguyên lý của việc thu/phát âm thanh trên Robot

-      HS sử dụng được các khối lệnh làm việc với âm thanh

-      HS vận dụng các khối lệnh để lập trình Robot phát nhạc và di chuyển theo yêu cầu

Bài 4

Đội đua Tiny:bit

 

 

-      Tìm hiểu về động cơ và các nguyên lý hoạt động của động cơ trên Robot

-      Khối lệnh chuyển động, điều khiển tốc độ động cơ

-      Lập trình điều khiển “xe đua” Robot

-      HS hiểu về động cơ và nguyên lý hoạt động

-      HS sử dụng được các khối lệnh và điều khiển được tốc độ hoạt động động của Robot

Bài 5

Robot tránh vật cản

 

 

-      Giới thiệu cảm biến siêu âm và cơ chế hoạt động của cảm biến

-      Các ứng dụng của cảm biến siêu âm trong thực tế

-      Các khối lệnh làm việc với cảm biến

-      Lập trình điều khiển Robot tránh vật cản, đo vận tốc của vật cản

-      HS hiểu về cơ chế hoạt động của cảm biến siêu âm

-      HS biết các ứng dụng của cảm biến siêu âm trong thực tế

-      HS sử dụng được khối lệnh làm việc với cảm biến siêu âm để lập trình điều khiển Robot tránh vật cản, đo khoảng cách

Bài 6

Robot dò đường

 

 

-      Giới thiệu nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại

-      Các ứng dụng của cảm biến hồng ngoại trong phân biệt màu sắc

-      Các khối lệnh làm việc với cảm biến

-      Lập trình điều khiển Robot tránh đi theo vạch kẻ đường

-      HS hiểu về cơ chế hoạt động của cảm biến hồng ngoại

-      HS biết các ứng dụng của cảm biến hồng ngoại trong thực tế

-      HS sử dụng được khối lệnh làm việc với cảm biến hồng ngoại để lập trình điều khiển Robot đi theo vạch kẻ đường

Bài 7

Robot và gia tốc kế

 

 

-      Giới thiệu nguyên lý hoạt động của gia tốc kế

-      Các ứng dụng của gia tốc kế

-      Các khối lệnh làm việc với gia tốc kế

-      Dự án Robot nhảy ếch và dự án con quay

-      HS hiểu về cơ chế hoạt động của gia tốc kế

-      HS biết các ứng dụng của gia tốc kế trong thực tế

-      HS sử dụng được khối lệnh làm việc với gia tốc kế để lập trình điều khiển Robot.

Bài 8

Tương tác với Robot qua các thiết bị

 

 

-      Tìm hiểu cách thức tương tác giữa thiết bị điều khiển và Robot Tiny: bit

-      Tương tác giữa bluetooth điện thoại và Robot

-      Tương tác giữa 2 Micro: bit với nhau

-      Tương tác giữa điều khiển cầm tay từ xa và Robot

 

-      HS hiểu được các kết nối và tương tác giữa Robot với các thiết bị khác như điện thoại, tay cầm điều khiển từ xa

-      HS vận dụng các khối lệnh đã học để kết nối và trải nghiệm tương tác Robot qua các thiết bị khác để chuẩn bị cho khóa học tiếp theo lập trình điều khiển Robot qua điện thoại

 

    Khóa sáng tạo - Lập trình ứng dụng điều khiển Robot qua điện thoại

   Sau 2 khóa học trước, ở khóa học này, các em sẽ được tự mình lập trình App cho điện thoại Android để điều khiển Robot Micro:bit qua kết nối Bluetooth

   Các em sẽ được học lập trình App trên trang web: https://appinventor.mit.edu/

   App Android Tiny bit mà Fasfartech hướng dẫn học sinh thực hiện:

Khóa học sẽ vô cùng thú vị và bổ ích đối với các em.

Giới thiệu về ngôn ngữ Drag and Drop của MIT App Inventor

   Mit App Anventor là một phương pháp lập trình Android khác thay vì sử dụng Android Studio hoặc Java truyền thống. Phương pháp đó là ngôn ngữ kéo và thả - Drag and Drop.

   Sơ lược về nền tảng kéo thả - MIT App Inventor

   MIT App Inventor dành cho Android là một ứng dụng web nguồn mở ban đầu được cung cấp bởi Google và hiện tại được duy trì bởi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

  1. Khóa học sáng tạo - Lập trình ứng dụng điều khiển Robot Microbit: qua điện thoại

            Mục tiêu khóa học

    Cung cấp cho học viên kiến thức về lập trình ứng dụng trên điện thoại di động sử dụng App Inventor.

    Hướng dẫn lập trình ứng dụng trên điện thoại di động hệ điều hành Android kết nối điều khiển Robot Microbit:

    Trang bị những hiểu biết về thế giới công nghệ với môi trường xung quanh qua việc kết nối máy tính, Rbot, điện thoại thành một hệ tương tác.

    Đặt nền móng cho những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.

Nội dung chi tiết

STT

Nội dung

Kết quả

Bài 1

Giới thiệu và làm quen với App Inventor

 

 

-      Tổng quan về App Inventor và cách tạo tài khoản

-      Giới thiệu giao diện làm việc

-      Cách tạo và quản lý dự án

 

-     HS tạo được tài khoản lập trình trên App Inventor

-     HS biết cách kết nối Robot với máy tính

-     HS biết cách tạo và quản lý dự án trên App Inventor

Bài 2

Làm việc với các đối tượng

 

 

-     Thanh công cụ và kết nối với điện thoại

-     Làm việc với Palette và Viewer

-     Components và Properties

-     HS biết cách làm việc và thao tác để tạo giao diên ứng dụng.

 

Bài 3

Xuất dự án thành app cài đặt trên điện thoại

 

 

-      Cách xuất dự án thành ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh

-      Thực hiện kết nối Robot với điện thoại qua ứng dụng tự lập trình.

 

-     HS biết nguyên lý của việc lập trình một ứng dụng trên điện thoại di động

-     HS sử dụng được các chức năng trên App Inventor để tạo được ứng dụng cài đặt trên điện thoại

Bài 4

Xây dựng dự án điều khiển Robot qua điện thoại

 

 

-     Phân tích dự án

-     Xây dựng giao diện điều khiển

-     HS hiểu về cách phân tích, giải quyết một bài toán bằng lập trình

-     HS thực hiện từng bước xây dựng giao diện điều khiển Robot

Bài 5

Xây dựng dự án điều khiển Robot qua điện thoại(tiếp)

 

 

-      Xây dựng các phần tiếp theo của ứng dụng

-      Điều khiển hoạt động của Robot theo yêu cầu

-      HS sử dụng được các khối lệnh, các thành phần đã học để lập trình

Bài 6

Hướng dẫn hoàn thiện dự án

 

 

-      Hướng dẫn hoàn thiện dự án

-      Xuất dự án thành file cài đặt trên điện thoại

-      Gợi ý sáng tạo các chức năng và các ứng dụng mở rộng

-      HS thực hiện được việc cài đặt ứng dụng trên điện thoại

-      HS thực hiện được các chức năng và ứng dụng khác theo sáng tạo các nhân

Bài 7

Trình diễn dự án cuối khóa

 

 

-      Hướng dẫn sáng tạo thêm các chức năng cho ứng dụng

-      Thuyết trình và trình diễn dự án cuối khóa

-      HS hiểu về cơ chế hoạt động ứng dụng đã xây dựng

-      HS biết cách trình bày, giới thiệu dự án.

 

Fasfartech Stem Robotics sẽ rất vui khi được giải đáp các thắc mắc, tìm hiểu khóa học của phụ huynh và các em.